Hành vi như thế nào được coi là trốn nợ và trách nhiệm pháp lý của hành vi này là gì?

Ngày cập nhật: 18/09/2020 lúc 9:02:22

Hành vi trốn nợ được hiểu là một bên chủ thể thực hiện hành vi vay tiền của một tổ chức, cá nhân khác nhưng đã gặp một số yếu tố chủ quan cũng như khách quan làm tác động tới tình hình tài chính của bên chủ thể đi vay vì vậy nó đã tác động làm giảm hoặc có thể mất khả năng thanh toán của chủ thể đi vay.

Nguyên nhân dẫn tới hành vi trốn nợ

 

Nguyên nhân về mặt chủ quan:

 

Do người vay tiền cố tình không trả: Việc trốn nợ là ý định mà rất nhiều người nghĩ đến khi lâm vào cảnh khốn cùng của tài chính. Họ lo sợ không có khả năng chi trả, cũng như nghĩ rằng mình không còn cách nào hơn nữa. Chính vì như vậy họ đã trốn tránh các khoản tiền chưa thanh toán được với bên cho vay.

 

Không có nguồn lợi nhuận để trả nợ: Tình trạng này lại phổ biến với nhân viên, lao động làm thuê cho các chủ công ty. Vấn đề công ty phá sản cũng không hề hiếm gặp. Khi đó, họ cũng bị mất việc sau hệ lụy của doanh nghiệp đó. Việc đột ngột không có việc làm sẽ không thể khiến họ xoay sở kịp được. Trong khi đăng ký vay dựa trên mức thu nhập hàng tháng. Làm ăn thua lỗ: Đây là nguyên nhân khá phổ biến. Bởi khi các công ty, tập đoàn làm ăn lớn thì cần một khoản vốn kha khá để đầu tư. Nhiều người dù không chắc chắn về khả năng chi trả. Mà vẫn mạnh dạn vay một khoản vốn lớn để tạo ra hàng loạt sản phẩm. Dần dần hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc giá cả bấp bênh, bị ứ đọng và lỗ vốn.

 

Bị lừa đảo: Có 2 nơi để vay tiền trả lãi phổ biến là ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vì ngại đến ngân hàng và muốn vay tiền gấp, vay số lượng lớn. Trong vấn đề này một phần cũng do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết. . Nên vô tình bị gài bẫy bởi tín dụng đen. Đến cuối cùng bị đánh lãi trên trời, lãi mẹ đẻ lãi con. Từ đó nợ không trả được mà tiền lại đội lên cao dẫn đến tình trạng không thể trả nợ.

 

Nguyên nhân khách quan:

 

Do các yếu tố thiên tai, bệnh dịch tác động làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của các công ty, tâph đoàn lớn khiến việc kinh doanh phát sinh nhiều thua lỗ

 

Điển hình như năm 2020 tình hình đại dịch COVID 19 diễn biến hết sức phức tạp dẫn tới tình trạng làm ăn thua lỗ của các Công ty, tập đoàn lớn từ đó việc kinh doanh không phát sinh doanh thu kèm theo nhiều các khoản tiền như thuê mặt bằng trả lương nhân viên,… dẫn tới tình trạng nợ xấu không đòi được, có rất nhiều vụ kiện xảy ra liên quan tới mâu thuẫn giữa các bên làm ăn với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của các bên.

 

Hậu quả của việc trốn nợ

 

Vay tiền là giao dịch dân sự bình thường được pháp luật cho phép, nhưng trong bối cảnh có tác động giao dịch này có thể bị biến tướng, bị bóp méo trở thành vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của hành vi trốn nợ mà có cách giải quyết khác nhau, trên thực tế hành vi trốn nợ ban đầu vẫn sẽ yêu tiên hình thức thỏa thuận giữa các bên, trong trường hợp thỏa thuận không thành mà số tiền giao dịch giữa hai bên đủ lớn để cấu thành để cấu thành tội phạm thì bên cho vay có thể tiến hành nộp đơn xin khởi kiện vụ án hình sự tại tòa án.

 

Hành vi trốn nợ ảnh hưởng rất nặng nề tới bên cho vay vì họ sẽ bị hao hụt một khoan tiền mà số tiền đó nếu được trả họ có thể xoay vốn để phát triển kinh doanh và làm được rất nhiều việc khác.

 

Tùy vào từng trường hợp có thể bị quy vào các tội. Bao gồm lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Lừa đảo tức là ngay từ đầu đã có ý định vay mà không trả. Hay nói cách khác đây là hành vi cố tình vi phạm vì mục đích bất hợp pháp. Dùng các thủ đoạn xảo quyệt, lợi dụng danh nghĩa, tình hình khẩn cấp, thiên tai để chiếm đoạt.

 

Tội lạm dụng khởi nguồn từ sau khi đã thỏa thuận được vay. Gặp phải rủi ro hoặc một lý do nào đó và có ý định bỏ trốn. Vẫn cố tình không trả nợ dù đã đến thời hạn ghi trên hợp đồng. Hoặc có thể là chiếm đoạt tài sản bằng những thủ đoạn gian dối. Tùy theo hình thức và mức độ nặng nhẹ mà người vi phạm sẽ bị phạt khác nhau.

 

Còn một số trường hợp bên vay trả chậm hoặc cố tình không trả đã bị bên cho vay thuê xã hội đen để gây sức ép, dẫn tới nhưng hậu quả đáng tiếc xảy ra.

 

Trách nhiệm pháp lý của hành vi trốn nợ

 

Trách nhiệm về dân sự

 

Trên thực tế việc vay tiền dựa trên sự tin tưởng của các bên vì vậy khi phát sinh mâu thuẫn điều đầu tiên nên lựa chọn phương án giải quyết như sau:

 

+ Đàm phán: hai bên sẽ cùng ngồi lại với nhau cùng thỏa thuận đưa ra phương án giải quyết tốt nhất, tuy nhiên cách thức này khả năng thành công cũng thấp vì bên nào cũng muốn lợi về cho phía mình chính vì thế đàm phán mang lại chi phí thấp nhưng khả năng mang đến kết quả như hai bên cùng mong muốn cũng không cao

 

+ Thỏa thuận có sự góp mặt của bên thứ ba: trong trường hợp này khi phát sinh hành vi trốn nợ là khi một bên chủ thể không thể trả nợ cho bên kia, việc lưa chọn luật sư với tư cách là bên thứ ba được ủy quyền hoặc đại diện đứng ra thỏa thuận sẽ là một bài toán thông minh cho doanh nghiệp vì khi chọn một luật sư có sự chuyên môn cao về lĩnh vực này họ sẽ có tiếng nói cũng như kinh nhiệm trong việc sử dụng pháp luật chính vì vậy việc thỏa thuận sẽ đạt kết quả cao hơn.

Trách nhiệm về hình sự

 

Trên thực tế bất kỳ mâu thuẫn nào các bên rất ít khi chọn con đường giải quyết tại tòa vì vừa tốn kém chi phí và mất rất nhiều thời gian cho cả hai bên, nhưng trong một số trường hợp việc các bên thỏa thuận không đi đến kết quả các bên mong muốn chính vì vậy tòa án là nơi có thể giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa các bên bằng công cụ pháp luật.

 

Hành vi trốn nợ rất đa dạng và việc cấu thành tội cũng không phải trường hợp nào cũng giống nhau cụ thể có thể căn cứ vào các điều sau:

 

Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có quy định:

 

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

 

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

 

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng…

 

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

 

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

 

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

 

Ý kiến của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

  • Luật sư với truyền thông

www.tuvanphaply.com.vn là một trong hệ thống các website của Văn phòng luật sư Hỗ trợ phát triển cộng đồng (Cộng Đồng Law Firm) cùng với www.luatsutranhtung.org và www.trogiupphaply.net. Hệ thống website trên cung cấp một hệ thống đầy đủ và chi tiết các kiến thức về pháp lý, cũng như các dịch vụ pháp lý của Văn phòng luật sư Hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Sự ra đời của các website trên sẽ đem đến cho khách hàng những tiện ích của dịch vụ pháp lý bởi sự đầy đủ và nhanh chóng trong việc tìm kiếm các thông tin pháp lý, những giải đáp pháp lý cũng như thực hiện các yêu cầu dịch vụ cho khách hàng, theo đúng phương châm của chúng tôi “Hỗ trợ phát triển cộng đồng!”.
.
.
.
.
Hotline: 093.675.0123