Trong cuộc sống hằng ngày liệu mọi người có gặp phải trường hợp bị người xa lạ gọi điện cho bạn đọc vanh vách địa chỉ nhà, lịch sử mua hàng, thẩm chí cả tên và tuổi của bạn. Hiện tượng này trở nên rất phổ biến bởi nạn tin tặc luôn sẵn sàng đánh cắp thông tin cá nhân của bạn. Vậy việc đánh cắp, trao đổi thông tin, dữ liệu cá nhân của người khác có vi phạm pháp luật không? Luật sư Công đồng sẽ làm rõ vấn đề này.
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
“ Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”
Và căn cứ theo khoản 5 điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Không được Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.”
Như vậy có thể thấy pháp luật quy định rất cụ thể về thông tin cá nhân như việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin cá nhân của người khác thì phải được người đó đồng ý .Pháp luật nghiêm cấm hành vi thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác,… Nếu vi phạm các quy định trên thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Tùy vào mức độ vi phạm của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính thậm trí người vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự đến 7 năm tù về “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” (điều 288 Bộ luật hình sự 2015).
Ngoài ra, về dân sự, người bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra có thể kiện đòi bồi thường.