Bạn muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng chưa rõ về trình tự, thủ tục, nhưng loại giấy tờ, hồ sơ cần cung cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó!
Điều 26 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rõ các bước đăng ký doanh nghiệp:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký theo các phương thức:
+ Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền
+ nộp qua dịch vụ bưu chính
+ qua mạng thông tin điện tử.
Doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện bằng việc cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình, đồng thời trao cho người thành lập Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ hợp lệ. Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hợp lệ được coi là căn cứ để xác định thời hạn thực hiện trách nhiệm đăng ký doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh. Cũng chính vì thế mà giấy biên nhận về việc tiếp nhận hồ sơ là cơ sở pháp lý để người thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng thời hạn và không có thông báo về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;