Việc cho vay tiền cho qua các App ứng dụng công nghệ hiện tại có nhưng sai phạm gì về pháp luật?

Ngày cập nhật: 25/09/2020 lúc 3:17:54

Khái quát chung về App ứng dụng cho vay tiền

 

 App ứng dụng cho vay tiền là một hình thức cho vay tiền trực tuyến trên các thiết bị di động thông minh, được kết nối internet. Người có nhu cầu vay chỉ cần tải các ứng dụng cho vay, đăng ký hồ sơ online theo hướng dẫn chi tiết của ứng dụng.

 

Chỉ cần cung cấp chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân là khách hàng có thể đáp ứng đủ yêu cầu vay tiền. Thay vì nhiều loại hồ sơ, giấy tờ đến ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng theo truyền thống, việc vay tiền trực tuyến này rất thuận lợi và nhanh chóng, phù hợp với khách hàng có nhu cầu vay tiền nóng trong ngày.

Ưu nhược điểm của việc cho vay tiền qua App

 

Ưu điểm:

 

Trong thời đại 4.0 thời kỳ của công nghệ phát triển việc vay tiền qua các App ứng dụng dần trở nên phổ biến với mỗi con người vì nó mang lại rất nhiều thuận tiện hơn so với việc vay tiền qua các kênh trung gian như ngân hàng cụ thể như sau:

 

Việc vay tiền qua App đối tượng vay chỉ cần tải ứng dụng về thiết bị di động thông minh có kết nối mạng sau đó thực hiện thao tác vay tiền được hướng dân cụ thể từ ứng dụng tiếp theo đối tượng có nhu cầu vay tiền chỉ cần cung cấp một số thông tin cá nhân là có thể tiến hành thủ tục vay tiền rồi. Như vậy thủ tục vay tiền cũng như thanh toán khoản tiền vay và trả lãi qua App ứng dụng tất cả đều bằng hình thức online  rất là nhanh gọn và thuận tiện, không mất nhiều thời gian và công sức đi lại như khi vay tiền tại ngân hàng.

 

Nhược điểm:

 

Việc vay tiền qua App ứng dụng quả là rất thuận tiện nhưng cũng gặp không ít rủi ro:

 

–         Trên thực tế đa phần khách hàng mắc phải sai lầm khi vay tiền qua app đó là chưa tìm hiểu sâu về khoản lãi xuất quy định và cứ như vậy tiến hành vay, sau đó tiền lãi hàng tháng tăng dần lên gấp nhiều lần khoản vay ban đầu như vậy người vay lại càng không có đủ khả năng về tài chính để có thể chi trả từ đó có rất nhiều trường hợp người vay bị bên cho vay đe doạ và thực hiện một số hành vi bạo lực để ép trả tiền.

Sai phạm về pháp luật và cách xử lý khi cho vay tiền qua App.

 

App ứng dụng cho vay tiền không phải dạng nào cũng bị vi phạm pháp luật, Đối với trường hợp cho vay tiền qua app là một dạng tín dụng đen bằng công nghệ và đang lách luật để hoạt động. Phương thức sử dụng công nghệ cao cho vay rất tinh vi. Người dân cũng tin vào việc cho vay để cung cấp hình ảnh, thông tin cá nhân đăng ký vay ở các app. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.

 

Theo quy định hiện nay, ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh, để được hoạt động cho vay tín dụng cần được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

 

Về góc độ dân sự

 

– Việc nhân viên các tổ chức cho vay đưa hình ảnh người vay lên mạng xã hội với nội dung bôi nhọ, xúc phạm là trái pháp luật.

 

Căn cứ điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

Điều 32 Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

 

1.      Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

 

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

 

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

 

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

 

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

 

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

 

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

 

Như vậy, hình ảnh của người khác là bất khả xâm phạm, khi sử dụng phải được sự đồng ý của người khác. Tổ chức cho vay không thể sử dụng bất kỳ hình thức đưa hình ảnh, thông tin cá nhân của người vay lên mạng để đòi nợ. Cá nhân người vay có thể kiện đòi bồi thường danh dự, nhân phẩm của mình.

 

– Đối với trường hợp chủ App sử dụng thông tin cá nhân của khách hàng đưa lên mạng xã hội để gây sức ép

 

Căn cứ tại điều 38 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

 

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

 

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

 

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

 

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

 

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

 

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho biết hiện nay nước ta vẫn chưa có hành lang pháp lý cho hình thức vay tiền qua app hoạt động. Vì vậy cách phòng tránh rủi ro khi cho vay tiền qua App ứng dụng tốt nhất là khách hàng nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi tiến hành vay tiền.

 

Về góc độ hình sự

 

Các ứng dụng này đều công khai mức lãi suất rất vừa phải, không vượt quá 20%/năm – mức trần lãi suất theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế, mức lãi suất đó chỉ là “tượng trưng”, nếu người vay không trả đúng hẹn thì sẽ phải chịu các khoản phí và lãi phạt rất cao.

 

Trường hợp này căn cứ theo điều 201 Bộ luật hình sự 2015:

 

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

 

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

 

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Các đối tượng khi thúc nợ, đòi nợ sẽ dùng các biện pháp như đe dọa, xúc phạm, khủng bố người vay, thì cũng có thể bị truy tố theo điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản và Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,….Do vậy, cần phải xem xét tất cả các thủ đoạn, hành vi của các đối tượng trên để áp dụng chế tài phù hợp.

 

Tham gia bình luận

1 ý kiến

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

  • Luật sư với truyền thông

www.tuvanphaply.com.vn là một trong hệ thống các website của Văn phòng luật sư Hỗ trợ phát triển cộng đồng (Cộng Đồng Law Firm) cùng với www.luatsutranhtung.org và www.trogiupphaply.net. Hệ thống website trên cung cấp một hệ thống đầy đủ và chi tiết các kiến thức về pháp lý, cũng như các dịch vụ pháp lý của Văn phòng luật sư Hỗ trợ phát triển cộng đồng.
Sự ra đời của các website trên sẽ đem đến cho khách hàng những tiện ích của dịch vụ pháp lý bởi sự đầy đủ và nhanh chóng trong việc tìm kiếm các thông tin pháp lý, những giải đáp pháp lý cũng như thực hiện các yêu cầu dịch vụ cho khách hàng, theo đúng phương châm của chúng tôi “Hỗ trợ phát triển cộng đồng!”.
.
.
.
.
Hotline: 093.675.0123