- Phân biệt, đối xử giữa các con với nhau là hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật theo quy định của PL Việt Nam.
Cụ thể:
Điều 2 luật HNGĐ 2014 quy định Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó khoản 3 quy định nguyên tắc: “Không phân biệt đối xử giữa các con”
Soi chiếu về Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “ Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trong nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
“Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng con chưa thành niên.
- Như vậy phân biệt đối xử giữa các con là hành vi vi phạm nguyên tắc của luật hôn nhân gia đình.
- Chế tài xử phạt:
Tùy trường hợp cụ thể, hình thức thể hiện, mức độ của hành vi phân biệt đối xử để áp dụng các chế tài xử phạt khác nhau.
Ví dụ:
- – Phân biệt đối xử giữa con đẻ với con nuôi sẽ bị xử phạt VPHC, cụ thể phạt tiền từ 1 đến 3 triệu theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 82/2020/NĐ-C.
- – Bố mẹ đánh đập con cái có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình.
- – Ngược đãi hoặc hành hạ con sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015